Vua Khải Định (1916 - 1925) là vị vua thứ 12 của triều Nguyễn. Lăng khởi công năm 1920 và đến năm 1931 mới hoàn thành. Tuy diện tích (117 x 48,óckýhọaLăngKhảiĐịtruc tiep xoilac5 m) khá khiêm tốn so với lăng của các vị vua tiền nhiệm, nhưng lăng Khải Định rất độc đáo.
Về tổng thể, lăng là một khối chữ nhật vươn lên cao. Dù vị trí lăng vẫn theo phong thủy với quả đồi thấp phía trước làm "tiền án", núi Châu Chữ làm "hậu chẩm", núi Chóp Vung và Kim Sơ làm "tả long, hữu hổ", suối Châu Ê làm "thủy tụ"… nhưng vua Khải Định đã làm mới kiến trúc cung đình Huế bằng vật liệu, phong cách kiến trúc, kỹ thuật xây dựng… Để xây lăng, ông cho người sang Pháp mua sắt thép, xi măng, ngói ardoise (đá chẻ), sang Nhật Bản, Trung Quốc mua thủy tinh màu, đồ sứ… Trụ biểu (kiến trúc cao nhất, biểu tượng uy nghi cho thiết chế bền vững) ở Bi Đình xây dạng hình tháp (stupa của Phật giáo). Nhà Bia với hàng cột và vòm cửa phỏng theo kiến trúc Roman ở châu Âu… Ngoài ra, công trình còn có hệ thống điện, hệ thống chống sét.
Cung Thiên Định là kiến trúc chính. Ở ba gian giữa, đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình sành sứ và thủy tinh được thể hiện qua những phù điêu trang trí (bộ tranh tứ quý, ngũ phúc, bát bửu, bộ khay trà và cả vật dụng hiện đại như đồng hồ báo thức, vợt tennis…) do những nghệ nhân nổi tiếng khắp cả nước thực hiện. Trong đó, nghệ nhân Phan Văn Tánh là tác giả ba bức bích họaCửu long ẩn vân lớn nhất nhì VN.
Pho tượng vua Khải Định bằng đồng mạ vàng được đúc tại Pháp theo tỷ lệ 1:1, bên trên là bửu tán nặng gần 1 tấn nhưng nhìn rất mềm mại, thanh thoát.