Nhìn vào bức tranh truyền thông từ các hoạt động quốc tế,ềnthôngcótráchnhiệxo so mien bac 30 ngay cho thấy bước tiến lớn của ngành QHCC-TT Việt Nam và thế giới, không chỉ tôn vinh sức sống mạnh mẽ của QHCC-TT với tư cách là nghề nghiệp có sứ mệnh chuyên biệt, mà còn giữ vị thế là thành tố quan trọng có tầm ảnh hưởng trong xã hội.
Động lực hội nhập mạnh mẽ của QHCC-TT Việt Nam với thế giới
Trước đây, ngành QHCC-TT Việt Nam chậm nhịp hơn với khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, cả thập kỷ qua đã có nhiều đột phá, Việt Nam nổi lên như một nền kinh tế năng động với những người trẻ được đào tạo vững chắc về chuyên môn, ngôn ngữ lẫn phong thái.
Động lực hội nhập của ngành QHCC-TT Việt Nam thể hiện rõ nét trong tháng 9.2023 khi trở thành nước chủ nhà Hội nghị Quan hệ công chúng ASEAN lần thứ 4 tại TP.HCM. Việt Nam cũng tham dự Hội nghị Truyền thông và Quan hệ Công chúng toàn quốc của Philippines lần thứ 30; Diễn đàn Quan hệ Công chúng thế giới do Liên minh toàn cầu về quản trị QHCC-TT tổ chức Ở Chennai, Ấn Độ; Hội nghị quốc tế về Truyền thông và Quản trị Doanh nghiệp tại Bali, Indonesia.
Khi tham gia vào những diễn đàn chuyên môn và giao lưu quốc tế, vị trí của QHCC-TT Việt Nam dần được xác lập thông qua loạt giải thưởng, chiến dịch, chương trình và các sáng kiến được thực hiện chuyên nghiệp, chỉn chu từ doanh nghiệp và cá nhân làm nghề. Nhìn từ góc độ tiêu chí giải thưởng QHCC-TT lớn ở Việt Nam, ASEAN và thế giới, các chiến dịch dự thi của Việt Nam được đánh giá cao và đi sâu vào vòng trong, cho thấy ngành QHCC-TT Việt đã tiệm cận gần hơn về mặt tri thức, chuyên môn, khả năng áp dụng công nghệ và sự am hiểu sâu sắc các nền văn hóa.
Bàn đạp từ con người thúc đẩy ngành QHCC-TT Việt Nam vươn tầm quốc tế
Để song hành cùng tốc độ phát triển thế giới, các đơn vị và cá nhân làm truyền thông, các thương hiệu Việt cần liên tục trau dồi và cọ xát nhiều hơn để nắm bắt những tiêu chuẩn quốc tế. Các diễn đàn và cuộc thi là cơ hội để người làm nghề trui rèn chất lượng chuyên môn trong từng sản phẩm, cạnh tranh và học hỏi từ đồng nghiệp đại diện cho nhiều nền văn hóa khác nhau. Việt Nam cũng cần đóng góp tích cực hơn, sử dụng kinh nghiệm và những bài học sẵn có để phát triển thành những chiến dịch kiểu mẫu, chia sẻ câu chuyện thành công tại các sân chơi quốc tế.
Trong quá trình hội nhập toàn cầu, QHCC-TT Việt Nam còn nhiều rào cản về ngôn ngữ, tư duy, khả năng đặt vấn đề và đối mặt với những vấn đề lớn. Bằng cách tham gia nhiều hơn vào các hoạt động quốc tế như hội nghị, diễn đàn, các chương trình giao lưu nghề nghiệp, học hỏi thêm từ các hiệp hội tổ chức quốc tế, người làm nghề cần rèn luyện kỹ năng nắm bắt những vấn đề mới hoặc nhìn nhận vấn đề cũ theo lăng kính mới. Từ đó, trang bị cho mình phong thái tự tin, kết hợp với kinh nghiệm và kiến thức có sẵn để đưa Việt Nam ra biển lớn.
Truyền thông có trách nhiệm, nền tảng thúc đẩy ngành QHCC-TT phát triển
Từ thảo luận chung của các hội nghị QHCC-TT quốc tế về những chủ đề mang tính thời đại: vai trò, tác động của ngành QHCC-TT trong xã hội hiện tại và tương lai, cùng các yếu tố cấu thành nên vai trò đó. Trong đó, trách nhiệm xã hội trở thành vấn đề trọng điểm, vừa là một lựa chọn vừa là xương sống trong sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp đặt trong bức tranh truyền thông chung về cộng đồng, môi trường xung quanh, các đối tác và cơ quan quản lý.
Ông Nguyễn Khoa Mỹ (Chủ tịch Mạng lưới Quan hệ Công chúng Việt Nam), đại diện Việt Nam tham dự các hội nghị QHCC-TT quốc tế, đã nhấn mạnh: "Truyền thông có trách nhiệm vẫn là xu hướng nền tảng, nơi giá trị của cộng đồng được tôn vinh bằng sự minh mạch, nghiêm túc và uy tín. Trong đó, tiêu chuẩn ESG (Environmental, Social, Governance - Môi trường, Xã hội, Quản trị) đã phát triển đến cấp độ mà phương pháp tiếp cận đã có thể được đo đạc bằng kết quả cụ thể, từ đó thể hiện sự phát triển mang tinh thần trách nhiệm của một doanh nghiệp về vấn đề môi trường, xã hội, văn hóa và con người".
Theo đó, nền tảng doanh nghiệp cần được xây dựng từ văn hóa ứng xử trong cộng đồng, tạo dựng môi trường quản trị lành mạnh, đề cao những giá trị con người, để thúc đẩy phát triển bền vững cho ngành QHCC-TT Việt Nam, người làm nghề cũng như con người trong xã hội.